top of page
Search

Đau bụng đi ngoài sau khi ăn có nguy hiểm không?

  • thanhhangthucuc
  • Aug 31, 2020
  • 3 min read

Đau bụng đi ngoài sau khi ăn nếu phân bình thường, đi ngoài hông quá 2 lần/ngày thì bạn không cần phải lo lắng. Đây là nhịp sinh hoạt, hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể, không có gì đáng lo ngại. Bởi theo đồng hồ sinh học, cứ từ 5 – 7 giờ sáng là thời điểm ruột già thải độc. Vì vậy, sau khi ngủ dậy và ăn sáng xong, đi ngoài là điều hết sức bình thường.


Bên cạnh đó, sau khi ăn, ruột co bóp để tiêu hóa thức ăn. Lúc này, nhu động ruột hoạt động tăng khiến đại tràng co bóp, đẩy chất cặn bã ra ngoài dẫn đến hiện tượng đau bụng đi ngoài. Dó đó, nhiều người thường có thói quen đi ngoài sau khi ăn.


Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng đi ngoài quá 2 lần trong 1 ngày, cấu trúc phân không ổn định kèm theo các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu, sốt… rất có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý như:


Hội chứng ruột kích thích

Bệnh viêm tụy

Bệnh Celiac

Cách hỗ trợ xử lý đau bụng sau ăn

Đau bụng sau ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà có hướng xử lý phù hợp. Tuy nhiên, một số cách sau có thể giúp bạn kiểm soát tạm thời cơn đau bụng sau ăn:


Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu gây đầy hơi, chướng bụng

Uống đủ nước mỗi ngày từ 1.5 đến 2 lít nước

Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, đồ uống có ga

Bên cạnh đó, cần tích cực vận động thể dục thể thao mỗi ngày, giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật. Một số môn thể thao được khuyến khích như: đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội…

>> Xem thêm: Đau bụng dưới bên trái có đáng lo?


Mẹo dân gian giảm đau bụng sau khi ăn

Nếu bị đau bụng sau khi ăn nhưng không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau:


Uống trà gừng: Lấy 1 nhánh gừng, rửa sạch và thái lát. Sau đó, cho gừng lát vào nước ấm để khoảng 10 phút rồi thưởng thức.

Trà hoa cúc giảm đau bụng, đầy bụng, chướng hơi: Lấy 1 muỗng hoa cúc khô hãm với nước sôi 15 phút rồi uống.

Chườm nóng: Đổ nước ấm vào túi chườm chuyên dụng hoặc chai thủy tinh, sau đó đặt lên bụng từ 10-15 phút, bạn sẽ thấy cơn đau giảm dần

Xem thêm: Thuốc đau bụng đi ngoài nào cầm tiêu chảy nhanh và lưu ý khi dùng thuốc


Đau bụng sau khi ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu đau bụng là hiện tượng sinh lý bình thường thì bạn không cần quá lo lắng. Nhưng trong trường hợp đau do bệnh lý gây nên, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời, phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

 
 
 

Recent Posts

See All
Có nên băng kín vết thương không?

Có rất nhiều người cho rằng nên để vết thương “thở”, không băng bó lại sau khi đã được làm sạch. Tuy nhiên, việc làm này có thể sẽ khiến...

 
 
 

Opmerkingen


Post: Blog2_Post

0904970909

©2020 by Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thu Cúc. Proudly created with Wix.com

bottom of page