top of page
Search

Nổi hạch dưới cằm – dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng cần chú ý

  • thanhhangthucuc
  • Sep 16, 2020
  • 2 min read

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây triệu chứng nổi hạch dưới cằm, có thể bắt nguồn từ bệnh lý lành tính hay ung thư. Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng thường gặp ở người bệnh.


1. Nổi hạch dưới cằm cảnh báo ung thư vòm họng

Hạch bạch huyết hay còn gọi là hạch, một bộ phận của hệ bạch huyết. Đây được biết đến là một tổ chức tế bào lympho, phân bổ rải rác ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Bình thường bạn sẽ không thể sờ thấy hạch nhưng khi chúng nổi lớn rất dễ nhận biết. Những vị trí thường bị nổi hạch bao gồm: vùng cổ, vùng nách, dưới cằm, bẹn,…


Hạch bạch huyết ở dưới cằm là tổ chức tế bào lympho xuất hiện dưới cằm, những tế bào này có chức năng sản sinh ra protein giúp cơ thể kháng lại những virus, vi khuẩn gây hại. Đồng thời, phá hủy và loại bỏ các tác nhân gây bệnh cho con người. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng hạch bạch huyết ở dưới cằm bị sưng đau, trong đó một số nguyên nhân điển hình phải kể đến như:


– Cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn có hại tấn công,


– Người bệnh bị thủy đậu, sởi.


– Bị cảm cúm.


– Những người mắc HIV, giang mai, lậu, chlamydia hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.



– Bị viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh hoặc trẻ nhỏ đang trong quá trình mọc răng hay tai bị nhiễm trùng.


Dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng thường nổi hạch ở cằm

Dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng thường nổi hạch ở cằm

Thông thường, hiện tượng sưng đau hạch bạch huyết phía dưới cằm đều không đáng lo ngại và chúng có thể tự biến mất sau khi hệ thống miễn dịch đã ổn định, có thể là một tuần hoặc vài ngày. Với những u hạch dưới cằm có kích thước nhỏ hơn 1cm, phẳng vẫn được xem là bình thường.


Tuy nhiên với những trường hợp hạch sưng to kèm theo những biểu hiện đau, cứng, biến dạng, người sốt cao, mệt mỏi, chảy mồ hôi nhiều và sụt cân có thể là triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư vòm họng bởi đây là vị trí di căn hạch thường gặp nhất ở người bệnh.

 
 
 

Recent Posts

See All
Có nên băng kín vết thương không?

Có rất nhiều người cho rằng nên để vết thương “thở”, không băng bó lại sau khi đã được làm sạch. Tuy nhiên, việc làm này có thể sẽ khiến...

 
 
 

ความคิดเห็น


Post: Blog2_Post

0904970909

©2020 by Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thu Cúc. Proudly created with Wix.com

bottom of page