top of page
Search

Đau bụng quặn từng cơn đi ngoài nhiều lần

  • thanhhangthucuc
  • Aug 28, 2020
  • 4 min read

Bạn cảm thấy rất khó chịu mỗi khi bị đau bụng quặn từng cơn và lo lắng không biết mình có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không. Tình trạng này gặp ở rất nhiều người với mọi lứa tuổi khác nhau. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới đau bụng quặn từng cơn đi ngoài.


Nguyên nhân gây đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài

Dấu hiệu của đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài liên quan tới nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi vị trí đau là biểu hiện cho dấu hiệu của một cơ quan trong ổ bụng có vấn đề. Nhiều người chủ quan nghĩ đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy thông thường nên tự ý mua thuốc về điều trị. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là nguyên nhân dẫn tới đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy:


1. Bệnh tiêu chảy

Người bệnh bị đau bụng quặn từng cơn đi ngoài, đôi lúc có đau âm ỉ có thể bị bệnh tiêu chảy cấp hoặc mãn tính. Các dấu hiệu: Người bệnh đi ngoài liên tục, phân lỏng, lượng phân nhiều có thể có kèm máu. Kèm theo đó là các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, ăn uống không ngon, khát nước, sốt,… Dấu hiệu trên có thể kéo dài trong 1 tuần (tiêu chảy cấp) đến 4 tuần (tiêu chảy mãn tính)


2. Tình trạng rối loạn tiêu hóa

Hiện tượng bệnh rối loạn tiêu hóa gặp khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày khi người bệnh ăn phải đồ lại hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Các biểu hiện của tình trạng này:


Đau bụng dưới bên trái, có trường hợp đau cả vùng bụng trên

Đau âm ỉ, đau từng cơn kèm với đi ngoài nhiều lần

Đau giảm sau khi đi ngoài

3. Bệnh polyp đại trực tràng

Với triệu chứng đau quặn bụng từng cơn kèm tiêu chảy không thể xác định ngay bạn mắc polyp trực tràng mà cần làm thêm một số xét nghiệm.


Nhưng cũng cần lưu tâm vì bệnh lý này cũng có biểu hiện đau quặn bụng từng cơn đi ngoài.


4. Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột

Các dấu hiệu thường gặp khi bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột gần giống với tình trạng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, ở trường hợp này người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát hoặc sống.


Nguyên nhân gây nên là do cơ thể mất đi sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong đường ruột làm cơ thể chịu áp lực lớn gây nên những cơn đau ở vùng bụng dưới kèm với hiện tượng đi ngoài.


Bệnh ung thư trực tràng có dấu hiệu đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, còn xuất hiện tình trạng buồn nôn, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày, cơ thể bất ổn, mệt mỏi.


Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm và gây tử vong cao.


6. Viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý đường tiêu hóa gặp khá phổ biến ở nước ta hiện nay và ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh viêm đại tràng mãn tính là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ thì niêm mạc kém bền vừng và dễ chảy máu. Những trường hợp nặng xuất hiện các vết loét, sung huyết, xuất huyết thậm chí có những ổ áp xe nhỏ.


Bệnh có một số dấu hiệu như sau:


Đau bụng dọc theo khung đại tràng, thưởng ở vị trí nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, đau quặn từng cơn và tái đi tái lại nhiều lần, có khi đau âm ỉ. Sau khi đi tiêu cảm giác đau giảm bớt.

Rối loạn đại tiện với các biểu hiện đa dạng, phần lớn là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Người bệnh hay mót răn, phân có thể có nhầy, có máu, bị táo bón kèm nhầy mũi. Đôi khi táo bón xen lẫn với tiêu chảy. Tình trạng phân không ổn định, người bệnh có cảm giác không thoải mái sau khi đi tiêu, đi rồi lại muốn đi nữa.

Cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, thường hay cáu gắt, lo lắng thái quá. Trường hợp nặng, cơ thể gầy sút, hốc hác.

Bụng trướng hơi, khu trú dọc khung đại tràng, người bệnh cảm thấy căng tức bụng rất khó chịu.

Điều trị viêm đại tràng bên cạnh sử dụng thuốc cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, cần sử dụng sản phẩm có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc đại tràng, phục hồi chức năng của đại tràng.

 
 
 

Recent Posts

See All
Có nên băng kín vết thương không?

Có rất nhiều người cho rằng nên để vết thương “thở”, không băng bó lại sau khi đã được làm sạch. Tuy nhiên, việc làm này có thể sẽ khiến...

 
 
 

Comentarios


Post: Blog2_Post

0904970909

©2020 by Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thu Cúc. Proudly created with Wix.com

bottom of page