top of page
Search

KHI NÀO CẦN SIÊU ÂM ĐẦU DÒ ÂM ĐẠO

  • thanhhangthucuc
  • Sep 15, 2020
  • 2 min read

Siêu âm là một phương tiện thường được dùng để chẩn đoán các bệnh lý của các cơ quan, đặc biệt là ở vùng bụng – chậu, bằng cách dùng sóng siêu âm có tần số cao tạo ra hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể. Trong lãnh vực sản phụ khoa, thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể xem được sự phát triển, bất thường của các cơ quan hay bào thai. Siêu âm qua ngã âm đạo là một loại siêu âm vùng chậu được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra các cơ quan sinh sản nữ bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo.



Siêu âm là một phương tiện thường được dùng để chẩn đoán các bệnh lý của các cơ quan, đặc biệt là ở vùng bụng – chậu, bằng cách dùng sóng siêu âm có tần số cao tạo ra hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể. Trong lãnh vực sản phụ khoa, thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể xem được sự phát triển, bất thường của các cơ quan hay bào thai.


Siêu âm qua ngã âm đạo là một loại siêu âm vùng chậu được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra các cơ quan sinh sản nữ bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo.


Không giống như siêu âm bụng hoặc vùng chậu thông thường, đầu dò nằm bên ngoài khung chậu, ở kỹ thuật này, đầu dò siêu âm sẽ được đặt vào khoảng 5-8cm trong âm đạo.


Nên tiến hành siêu âm đầu dò âm đạo khi nào?


Có nhiều trường hợp cần siêu âm đầu dò âm đạo bao gồm:


Thăm khám phụ khoa hoặc đau vùng bụng – chậu bất thường

Chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân

Đau vùng chậu

Mang thai ngoài tử cung (xảy ra khi thai làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng)

Khô âm đạo.

Xác nhận rằng đặt vòng tránh thai đúng vị trí

Bác sĩ cũng có thể đề nghị siêu âm qua âm đạo trong thai kỳ để:


Theo dõi nhịp tim của thai nhi

Quan sát cổ tử cung để biết bất kỳ thay đổi nào có thể dẫn đến các biến chứng như sảy thai hoặc sinh non.

Kiểm tra bất thường của nhau thai.

Xác định nguyên nhân chảy máu bất thường.

Chẩn đoán nguy cơ sẩy thai.

Xác nhận có thai sớm.

 
 
 

Recent Posts

See All
Có nên băng kín vết thương không?

Có rất nhiều người cho rằng nên để vết thương “thở”, không băng bó lại sau khi đã được làm sạch. Tuy nhiên, việc làm này có thể sẽ khiến...

 
 
 

Comments


Post: Blog2_Post

0904970909

©2020 by Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thu Cúc. Proudly created with Wix.com

bottom of page